Việt Cổ Trà

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Hộp trà biếu tết - Việt Cổ Trà

Việt Cổ Trà đã được quý khách biết đến là nhà cung cấp những sản phẩm trà xanh cao cấp. Với sự chọn lọc kỹ lưỡng từ khâu trồng, hái đến quy trình chế biến chặt chẽ theo phương pháp thủ công, truyền thống đã tạo lên những sản phẩm trà đặc trưng, giàu nét truyền thống Việt.
Theo thời gian, Việt Cổ Trà đã vượt qua nhu cầu tiêu dùng, dần trở thành món quà biếu ý nghĩa trong các dịp lễ tết. Sau một thời gian lắng nghe, chắt chiu những ý kiến quý giá của quý khách hàng, Việt Cổ Trà đã lỗ lực tìm hiểu và cho ra một số sản phẩm hộp trà biếu cao cấp:
Hộp tre nguyên đốt
Chất liệu hộp: Làm bằng đốt tre, luồng đã được sấy kỹ.
Gia công: Tiện nguyên đốt nhẫn bóng kết hợp in logo thương hiệu đẹp mắt.

Trà kết hợp & Giá bán
Sản phẩm trà kết hợpKL trà/hộpGiá bán/hộp
VCT Đặc Biệt (trà nõn tôm Tân Cương)100g160.000VND
VCT Shan Thượng Hạng (Trà Shan cổ thụ 1 tôm 2 lá)100g180.000VND
VCT Shan Đặc Biệt (Trà Shan  cổ thụ 1 tôm 1 lá)100g270.000VND
VCT Đinh Ngọc (Trà Đinh Ngọc Tân Cương)100g430.000VND
VCT Shan Đinh Ngọc100g460.000VND
Hộp Đinh Hương đôi
Chất liệu hộp: Gỗ Đinh Hương
Gia công: Ghép thủ công tinh xảo kết hợp in logo thương hiệu bắt mắt.

Trà kết hợp & Giá bán
Sản phẩm trà kết hợpKL trà/hộpGiá bán/hộp
VCT Đặc Biệt (trà nõn tôm Tân Cương)200g300.000VND
VCT Shan Thượng Hạng (Trà Shan cổ thụ 1 tôm 2 lá)200g340.000VND
VCT Shan Đặc Biệt (Trà Shan  cổ thụ 1 tôm 1 lá)200g530.000VND
VCT Đinh Ngọc (Trà Đinh Ngọc Tân Cương)200g850.000VND
VCT Shan Đinh Ngọc200g910.000VND
Hộp Đinh Hương lục giác
Chất liệu hộp: Gỗ Đinh Hương
Gia công: Ghép thủ công tinh xảo kết hợp in logo thương hiệu bắt mắt.

Trà kết hợp & Giá bán
Sản phẩm trà kết hợpKL trà/hộpGiá bán/hộp
VCT Đặc Biệt (trà nõn tôm Tân Cương)100g160.000VND
VCT Shan Thượng Hạng (Trà Shan cổ thụ 1 tôm 2 lá)100g180.000VND
VCT Shan Đặc Biệt (Trà Shan  cổ thụ 1 tôm 1 lá)100g270.000VND
VCT Đinh Ngọc (Trà Đinh Ngọc Tân Cương)100g430.000VND
VCT Shan Đinh Ngọc100g460.000VND
Hộp Đinh Hương nguyên khối
Chất liệu hộp: Gỗ Đinh Hương quý hiếm
Gia công: Tiện nguyên khối kết hợp với khảm chai tinh xảo
Trà kết hợp: 120g Việt Cổ Trà Đinh Ngọc chia làm 10 ấm đóng hút chân không.
Giá bán: 1.100.000VND/ hộp

Sự kết hợp giữa hộp gỗ hương nguyên khối đẳng cấp với tinh hoa Trà Đinh Ngọc Tân Cương, Thái Nguyên đã tạo lên hộp trà biếu vô cùng sang trọng, độc đáo. Hộp trà biếu Đinh Hương rất phù hợp cho quý khách dùng biếu các nguyên thủ, các lãnh đạo hay dùng để tri ân những người có công lao to lớn.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Tìm hiểu về nguồn gốc cây Chè

Cây trà (chè) xuất hiện sớm nhất ở đâu?

Chè là loài cây có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Cây chè có tên khoa học là Camelia Sineusis, thuộc họTheacae, khí hàn, vị khổ cam, không độc. Đây một loại cây xanh lá quanh năm, có hoa màu trắng. Cây trà phải trồng khoảng 5 năm mới bắt đầu hái và thu hoạch trong vòng 25 năm.
Dựa vào đặc tính sinh trưởng của cây chè, các nhà thực vật học xác định vùng đất mà cây chè có thể xuất hiện và sinh trưởng tốt phải có những điều kiện sau :
  • Quanh năm không có sương muối.
  • Có mưa đều quanh năm với lượng mưa trung bình khoảng 3000 mm/ năm.
  • Nằm ở độ cao 500-1000 mm so với mực nước biển, môi trường mát mẻ, không nắng quá hoặc ẩm quá.
Những vùng đất thỏa mãn các điều kiện trên là:
  • Nửa phía nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
  • Bắc Việt Nam.
  • Bắc Miến Điện, Thái Lan và Lào.
  • Vùng núi phía đông bang Assam của Ấn Độ.
 
Người ta hay bất đồng ý kiến về nguồn gốc cây chè ở Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Ấn Độ hay Miến Điện. Thực ra, nói về thời xa xưa, không nên dùng những địa danh và những ranh giới quốc gia hiện đại. Thời xưa, toàn bộ khu vực phía bắc đến sông Dương Tử, phía tây đến  bang Assamu của Ấn Độ - tất cả đều nằm trong vùng Đông Nam Á cổ đại. Như vậy, đúng nhất là nói rằng cây chè có nguồn gốc từ vùng bắc Đông Nam Á cổ đại, trong khu vực mà nay là bang Assam của Ấn Độ, qua bắc Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam đến Vân Nam Trung Quốc. Vân Nam mãi đến đời Tống mới thuộc về Trung Quốc.
Cây chè nguyên thủy được xem là có từ 4-5 nghìn năm trước đây. Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở Phú Thọ. Ở Suối Giàng (Văn Chấn, Nghĩa Lộ) có cả một rừng chè hoang mấy vạn cây trong đó có ba cây chè cổ thụ, cao 6-8m, ba người ôm không xuể. Ở Lạng Sơn cũng tìm thấy một rừng chè dại, có cây cao tới 18m. Một số nơi ở nam Trung Quốc có những cây chè hoang cao tới 32,12m.
Sách Trà Kinh của Trung Hoa viết : "Trà là một loài cây quý ở phương Nam, cây như cây qua lô, lá như lá chi tử (dành dành), hoa như hoa tường vi trắng, quả như quả tinh biền lư, nhị như nhị đinh phương, vị rất hàn.

Nguồn gốc tên gọi trà (chè)?
Theo Iguchi Kaisen, trước khi nhà Hán ra đời, cùng với việc mua bán nô lệ, đã có những người đến vùng mà nay là Vân Nam ở thượng lưu sông Dương Tử để mua trà rồi đem bán ở vùng khác.


Về tên gọi, trong tiếng Việt có hai từ “chè” và “trà”. “Chè” là từ thuần Việt, được dùng để chỉ cả cây trồng, lẫn sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến (cây chè, chè tươi, chè đen, uống chè). “Chè” còn được mở rộng nghĩa ra để chỉ nước uống từ các loại lá cây khác (chè vối, chè nhân trần), để chỉ món ăn ngọt nấu bằng các chất bột, hạt, củ với đường mật (ăn chè đậu đen, chè thập cẩm). “Trà” là từ mượn từ tiếng Hán, chỉ dùng để chỉ sản phẩm đã qua chế biến mà thôi (uống trà, trà tàu, trà sen).
Trong tiếng Hoa, bên cạnh từ trà , tùy theo địa phương còn có các tên gọi: giả, thiết, mính, xuyển. Trong quyển thượng bộ “Trà kinh” của Lục Vũ có viết: Châu Công nói giả là loại trà đắng; Dương Chấp Kích giải thích người ở miền Tây Nam Ba Thục (Tứ Xuyên) quen gọi trà là thiết; Quách Hoằng Nông lại nói rằng: “Hái sớm là trà, hái muộn là mính, cũng là xuyển.
Nếu tính rằng cây chè có nguồn gốc từ Đông Nam Á cổ đại, thì có thể thấy rằng “chè” tiếng Việt là từ có nguồn gốc từ tiếng Đông Nam Á cổ, có quá trình tồn tại lâu đời, nên có phạm vi sử dụng vô cùng rộng rãi (được dùng để chỉ cả cây trồng, cả sản phẩm, cả các loại nước uống các món ăn ngọt khác). Từ tiếng Đông Nam Á cổ, “chè” thâm nhập vào tiếng Hán, biến thành ‘trà”, rồi sau này “trà” tiếng Hán quay trở lại Việt Nam. Thành ra tiếng Việt ngày nay có cả hai từ “chè” và “trà”, và vì xuất hiện sau nên “trà” chỉ giới hạn trong pham vi nghĩa chỉ sản phẩm, trong khi “chè” vì có trước nên đã mang luôn cả nét nghĩa của “trà”.